Như Huy dịch
Các hình thức âm nhạc dành cho nhạc cụ
Châu Âu hiện đại đã có đóng góp vô cùng lớn lao cho thế giới nghệ thuật âm nhạc qua việc sáng tạo ra các hình thức âm nhạc tuyệt vời cho nhạc cụ. Các nền văn minh khác có thể đã có những đóng góp về thi ca, kịch nghệ, hội họa, điêu khắc và kiến trúc, song duy chỉ châu Âu mới là nơi đóng góp cho thế giới các thể loại như Sonata, Concerto, Symphony, và các hình thức âm nhạc tuyệt vời cho nhạc cụ khác.
7- Program music: (âm nhạc chương trình)
Âm nhạc chương trình không phải là một hình thức âm nhạc như Sonata hay concerto, mà là một kiểu âm nhạc nhằm kể chuyện. Dạng âm nhạc có tính miêu tả này có lẽ sẽ gợi ra, hay mô phỏng các âm thanh như các trận chiến, tiếng gió bão, tiếng kêu của thú vật, hay tiếng chim hót.
Kể một câu chuyện nhờ vào nhạc cụ không phải là điều gì mới mẻ như có người nghĩ thế. Trên hai ngàn năm trước, vào thời Hy lạp cổ đại, một nhạc sĩ đã viết một tác phẩm tìm cách miêu tả bằng âm nhạc về trận chiến giữa Apollo và Marsyas. Vào thời Shakespeare, William Byrd cũng đã sáng tác một tác phẩm cho đàn spinet (đàn clavico nhỏ- một trong những hình thức cổ xưa của đàn piano ngày nay) miêu tả cuộc đi săn của nhà vua, và trong thế kỷ 18 nhà soạn nhạc Đức Kuhnaus cũng đã viết tác phẩm về trận đấu giữa David và Goliath
Rất gần đây, các nhà soạn nhạc như Berlioz, Liszt, Rimsky-Korsakoff và Richard Strauss đều đã viết nhiều tác phẩm theo hình thức âm nhạc chương trình cho dàn nhạc giao hưởng. các bố cục âm nhạc này đều sở hữu tính miêu tả cao và đầy mầu sắc. Trong số các bản nhạc chương trình phổ biến nhất phải kể tới giao hưởng Fantastic của Berlioz, Sheherazade của Rimsky-Korsakoff, và Till Eulenspiegel’s Merry của Strauss. Bởi người nghe có thể, thong qua sự miêu tả của nhạc cụ, tưởng tượng ra một câu chuyện , rất nhiều người đã thích thú và dễ dàng bị thu hút vào dạng hình thức âm nhạc này.
Trong vài thập kỷ vừa qua, âm nhạc chương trình đã ít được nghe. Nhiều người thấy ý tưởng của việc kể chuyện bằng âm nhạc là quá đơn sơ, và do đó, nhiều nhà soạn nhạc hiện nay đã ngưng sáng tác hình thức âm nhạc này.
The Fight between David und Goliath - Part 1, by Johann Kuhnau
Note: Vai trò của nhạc trưởng
Đôi khi, các nhạc công trong dàn nhạc đặt ra câu hỏi về vai trò của nhạc trưởng. Thái độ này đôi lúc có thể hiểu được, nhưng hiếm khi được coi là hợp lý. Thật ra, nếu có thể được, dàn nhạc đã sa thải nhạc trưởng từ lâu. Sự thật là buổi trình tấu sẽ lập tức sụp đổ nếu không có một người chỉ huy với một cây gậy chỉ huy nhảy múa trên tay
Các cử động nơi cánh tay của vị nhạc trưởng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc của ông. Việc quan trọng hơn hẳn các cử động ấy lại nằm ở sự hoạt động nơi trí tuệ của ông. Một nhạc trưởng có trách nhiệm hiểu các tổng phổ và tạo ra sự quân bằng chính xác cho các âm thanh của, có lẽ phải hàng trăm nhạc cụ đang chơi cùng một lúc.
Nhưng đây cũng chưa phải là toàn bộ những gì nhạc trưởng phải làm. Ông còn phải hướng dẫn từng nhạc công, chỉ rõ sắc thái của một đoạn nhạc, chất lượng và âm lượng của mỗi nốt nhạc mà từng nhạc cụ ấy phải tạo ra sao cho hòa hợp được với các âm thanh khác. Một nhạc trưởng không đơn thuần chỉ là một nhạc sĩ giỏi, ông còn phải là một người trình diễn, cũng như một nhà tâm lý. Ông phải khêu dụ được các phẩm chất tốt nhất của mỗi nhạc công để cuối cùng đạt tới được sự chính xác và tinh tế tuyệt vời nhất cho công cụ tạo ra nghệ thuật của mình: dàn nhạc giao hưởng
Xem một buổi tập của nhạc trưởng Herbert Von Karajan với dàn nhạc giao hưởng Wiena (bản giao hưởng số 4 của Shumann) ( phụ đề Anh ngữ) [ đây là phần 1, các bạn tìm các phần còn lại trên youtube]
(còn tiếp)
Hi hi... nhạc trưởng cần kiến thức tổng hợp và sự tinh tường tác phẩm. Hồi được học môn chỉ huy, em rất thích cái quá trình triển khai các nốt nhạc, bè bối từ tổng phổ ra thành âm thanh. Như thể mình là tác giả, là người tạo ra những chuỗi sắc màu lung linh sống động ấy. Sung sướng thôi rồi :-D
Trả lờiXóaXem video này thấy mở mang được nhiều quá
Trả lờiXóa