(Như Huy dịch)
Vào năm 2004, một số nghệ sĩ, giám tuyển và lý thuyết gia nghệ thuật đương đại Trung Hoa bao gồm Cai Guo-Qiang, Lu Jie, Qiu Zhijie, Chen Danging, Gao Minglu, Gao Shiming. Liu Dahong, Sui Jianguo, Zhang Peli, etc., đã tổ chức một cuộc thảo luận về giáo dục nghệ thuật đương đại. Toàn bộ cuộc thảo luận này đã được đưa vào tạp chí | Nghệ thuật| tạp chí nghệ thuật Trung Hoa đương đại ( Yishu|Journal of Contemporary Chinese art), số tháng Chín, năm 2006. Đáng chú ý trong tạp chí này ngoài các bài viết và thảo luận, là hai chương trình đào tạo do hai nghệ sĩ quan trọng của nghệ thuật Trung Hoa đương đại- Cai Guo Qiang, và Zhu Jijie lập ra. Trong hai chương trình đào tạo này, chương trình của Cai Guo Qiang là một chương trình có tính đề đạt, còn lại chương trình của Zhu Jijie hiện đã được đưa vào giảng dạy tại học viện nghệ thuật Hàng Châu từ năm 2003 đến nay, nơi ông cũng chính là trưởng khoa “nghệ thuật tổng lực” ở đó.
Nhân dự án “làm thế nào trở thành nghệ sĩ” của Tạ Mỹ Nhàn, cộng tác với ga 0, là một dự án đặt câu hỏi về không chỉ giáo dục nghệ thuật, mà còn mối quan hệ của giáo dục nghệ thuật với đời sống đương đại tại Việt Nam, sẽ được khởi động trong tuần tới,
Click vào đây và vào đây để xem chi tiết:
tôi xin dịch hai chương trình giáo dục này để chúng ta tham khảo. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ tìm cách thu xếp thời gian để dịch một số phần khác trong cuốn tạp chí, với mục đích để chúng ta phần nào hiểu rõ một trong những nguyên nhân , theo tôi là, đứng sau sự thành công vượt bậc lâu nay của nghệ thuật đương đại Trung Hoa trên trường thế giới. Hai giáo trình này cũng để các bạn sinh viên và nghệ sĩ trẻ từng theo học ở các trường mỹ thuật Việt Nam so sánh với các chương trình học của mình.
----------
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
(do nghệ sĩ Cai Guo-Qiang lập ra)
MỤC TIÊU: đào tạo các nghệ sĩ đương đại xuất sắc và khảo sát một hệ thống giáo dục nghệ thuật đương đại mang đặc tính Trung Hoa
CHƯƠNG TRÌNH:
1- năm thứ nhất ( 30 học phần)
Các môn bắt buộc của bộ giáo dục Trung Hoa: Tiếng Anh, Chính trị học ( Marxist-Leninism), triết học ( bao gồm triết học hiện đại)
CÁC BÀI GIẢNG VÀ CÁC SÁCH ĐỂ ĐỌC:
Lịch sử nghệ thuật Trung Hoa và thế giới, Lịch sử văn minh Trung Hoa và văn minh thế giới, lịch sử triết học và tôn giáo Trung Hoa, Các trường phái và thực hành chủ yếu của nghệ thuật hiện đại phương Tây, lịch sử của sự phát triển của khoa học và công nghệ, kiến trúc hiện đại, lý thuyết thiết kế, thiết kế quần áo hiện đại, thiết kế phong cảnh, mỹ học và thư pháp, ngôn ngữ học, các nghiên cứu tâm lý học và thần kinh học, khoa học của Qi Gong ( phát triển năng lượng ẩn giấu của đời sống), âm nhạc, kịch nghệ, và múa, nghiên cứu phim.
CÁC MÔN HỌC CHÍNH
Chất liệu và kỹ năng:
Kỹ thuật computer ( thiết kế đồ hoạ, phim hoạt hình 3D, thiết kế Web); các chất liệu thép ( gò kim loại, hàn, đổ khuôn), các công việc lien quan đến nhựa, in ấn ( in lụa, khắc gỗ, in litho, in kẽm), nghề mộc, gốm
(Sinh viên buộc phải hoàn tất ít nhất một nửa các học phần này)
Nghệ thuật trình diễn
Trình diễn trên sân khấu; nghệ thuật trình diễn thị giác, trình diễn tương tác với công chúng, trình diễn kết hợp công nghệ ( video, âm thanh, âm nhạc, etc)
(Sinh viên buộc phải hoàn tất ít nhất một nửa các học phần này)
Video và nhiếp ảnh
Kỹ thuật; phân tích các tác phẩm quan trọng
Các hình thức 2 chiều:
Vẽ nét, vẽ kỹ thuật, dán ghép, tranh mực, tranh sơn dầu
(Sinh viên buộc phải hoàn tất ít nhất một nửa các học phần này)
Các hình thức 3 chiều:
Sắp đặt, điêu khắc, nghệ thuật môi trường, nghệ thuật công cộng
(Sinh viên buộc phải hoàn tất ít nhất một nửa các học phần này)
Lập dự án nghệ thuật:
Tự lựa chọn chủ đề, các chủ đề bắt buộc, nghệ thuật tiếm dụng và làm lại tác phẩm cũ, mô phỏng
Kết hợp với môn về các trường phái và thực hành của nghệ thuật hiện đại phương tây
Triển lãm:
Open Studio; triển lãm tác phẩm sinh viên
2- Năm thứ hai ( 30 học phần)
Các môn bắt buộc của bộ giáo dục Trung Hoa: Tiếng Anh, Chính trị học ( Marxist-Leninism), triết học ( bao gồm triết học hiện đại)
CÁC BÀI GIẢNG VÀ CÁC SÁCH ĐỂ ĐỌC
Nghiên cứu so sánh lịch sử nghệ thuật Trung Hoa và thế giới; viết lại lịch sử nghệ thuật và các đối tượng của nó; phê bình nghệ thuật và các kỹ năng, lịch sử mỹ học, lịch sử nghệ thuật hiện đại phi phương Tây, hệ thống nghệ thuật ( bảo tàng, gallery, các quỹ nghệ thuật, các tài trợ và văn hoá từ tập đoàn lớn), các chiến thuật tồn tại trong thế giới nghệ thuật và kỹ năng quản lý kinh tế cho nghệ sĩ, các điều kiện hiện tại và viễn cảnh của nghệ thuật đương đại, cái nhìn bao quát về các Biennale, triennale, các hội chợ nghệ thuật quốc tế và các vấn đề của chúng, chính trị học quốc tế, lịch sử quan hệ quốc tế, các điều kiện hiện tại và các viễn cảnh cho khoa học và ngành công nghệ cao, lịch sử chiến tranh và các chiến lược quân sự, dẫn luận về ngành quảng cáo, nghiên cứu văn hoá đại chúng, các ngành khoa học của đời sống, các nghiên cứu có định hướng về tính dục, giống và giới ( thuyết nữ quyền, tình dục đồng giới, etc), thuyết thần bí và thuật chiêm tinh, phong thuỷ, Đông Y và huyền thoại học
CÁC MÔN CHÍNH
a/Phân tích các nghệ sĩ quan trọng và các tác phẩm quan trọng
b/Thực hành và phản tư trong việc truy tìm cái mới
c/Lý thuyết và thực hành vể bản sắc văn hoá
d/Các phương pháp để liên nối khái niệm lý thuyết và các hình thức biểu hiện
e/Tìm hiểu thực tế/ thực tập ( các triển lãm quốc tế, các bảo tàng nghệ thuật, các gallery, các studio của nghệ sĩ)
Triển lãm: các triển lãm theo hai nhóm ( một là triển lãm các tác phẩm của sinh viên và thầy giáo, hai là các tác phẩm của sinh viên với nhau); triển lãm các tác phẩm kết khoá ( bao gồm khảo sát ở các địa điểm cụ thể, xin quỹ, sản xuất và dàn dựng tác phẩm, quảng cáo về triển lãm, xuất bản catalogue, ghi hình, và quản lý triển lãm)
LƯU Ý:
-Năm đầu tiên nhấn mạnh vào việc nghiên cứu lịch sử, lý thuyết và đào tạo kỹ năng
-năm thứ hai nhấn mạnh vào thực hành sang tạo và triển lãm
-Hai chương trình gáio dục bao gồm tổng số 60 học phần; sinh viên nào trước khi đăng ký học chưa biết gì về nghệ thuật phải thay thế 10 học phần bằng một khoá đào tạo nền tảng nghệ thuật
-Các sách đọc sẽ được cung cấp theo từng giai đoạn; các bài giảng chỉ giảng một lần theo mỗi đề tài
-Các sinh viên được cung cấp một studio nhỏ, một phòng đọc/giảng chung, và các phòng workshops
-Mỗi năm một hoặc hai nghệ sĩ nổi tiếng sẽ được mời đến làm việc tại studio
-Nếu được chấp nhận từ khoa, sinh viên có thể theo học các môn khác
-Tất cả các tác phẩm và dự án phải được trình bày trước lớp để thảo luận và phê bình chung
-Cho mỗi triển lãm nhóm và cá nhân , một buổi phê bình và thảo luận trước triển lãm phải được tổ chức trong phạm vi các sinh viên cùng lớp và các nhân vật từ giới nghệ thuật
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chương trình này nhằm tạo cho sinh viên năng lực tự khám phá, khả năng hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai của nghệ thuật đương đại một cách đầy đủ, qua đó, đạt tới năng lực sáng tạo và sự tập trung lớn lao hơn. Nó sẽ cho phép sự sáng tạo của sinh viên được đặt cơ sở trên các vấn đề và câu hỏi, và cho phép họ sở hữu sự tự khảo sát và tự phê phán
--------
II- TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT THỬ NGHIỆM TRUNG HOA
(do nghệ sĩ Qiu Zhijie lập ra)
GIÁO DỤC CƠ SỞ
1.Lịch sử nghệ thuật đương đại và hiện đại, lịch sử nhiếp ảnh và phim
2. Các kỹ thuật của nghệ thuật tạo hình
3.Cách viết tiểu luận
GIÁO DỤC LÝ THUYẾT
1.Tư tưởng truyền thống Trung Hoa
2.Triết học phương Tây hiện đại
3.Nghiên cứu hiện đại hoá
4.Giới thiệu về "nghệ thuật tổng lực”
CÁC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP
1. Khảo sát xã hội
-nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu công viên Zhongshan,
(chú thích của người dịch: trong cuộc nghiên cứu này, các sinh viên sẽ phải quan sát công viên Zhongsan từ quê hương của họ, hoặc trong một thành phố bên cạnh. Các kỹ thuật ghi tư liệu bao gồm vẽ tranh, nhiếp ảnh, âm thanh, video sưu tầm tư liệu viết, lập sơ đồ, phỏng vấn, etc, sẽ phải được thực hiện. Cuối cùng , các sinh viên sẽ phải thiết kế một dự án nghệ thuật công cộng cho công viên này. Mục đích của việc khảo sát này là để tạo cho sinh viên một quy trình làm việc mới mẻ, bắt đầu với các vật thể đời thường, tìm cách để phát hiện các ý nghĩa văn hoá của chúng, phát triển các câu hỏi, và quan trọng là đưa tất cả những điều ấy vào nghệ thuật),
nghiên cứu khu ngoại vi của thành phố Beijing, các bệnh viện “ nghệ thuật tổng lực”
(chú thích của người dịch: Trong dự án này sinh viên chia thành nhiều nhóm và tổ chức các cuộc khảo sát vào các bệnh viện quanh khu vực Hàng Châu, sưu tầm các vật liệu và biến chúng thành các dự án sang tạo. Dự án cuối cùng của bệnh viện nghệ thuật tổng lực là một chiến lược và khái niệm giám tuyển cho phép một sự kết nối giữa các tác phẩm và một sự thống nhất của các tác phẩm trong các chất liệu khác nhau)
2. nghiên cứu ký hiệu học. Nghiên cứu trường hợp: mười điểm nhìn về dự án Tây Hồ ( dự án nghệ thuật của Qiu Zijie-ND) khảo sát Tây Hồ.
3.Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật truyền thông mới.
-Nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu về ý hệ của phim hoạt hình, nghệ thuật tiếm dụng các bức ảnh cũ
4. Bảo tàng học và thực hành giám tuyển thử nghiệm.
-Nghiên cứu trường hợp: Dự án “lấp đầy chỗ trống” (fill in the blanks project), dự án chiếc hộp vàng ( Yellow Box Project)
5.Nghệ thuật như thể cuộc đời: các yếu tố tinh thần và thực dụng của thiết kế.
-Nghiên cứu trường hợp: Nhà hát múa rối kiểu mới, nhà hát rối bóng kiểu mới, đồ nội thất có tính tinh thần.
6.phương pháp luận hậu cảm năng: Cách tự tăng cường sức mạnh và cách làm việc nhóm.
-Nghiên cứu trường hợp: tác phẩm cái chết của mummy, maze.
CHẤT LIỆU VÀ VẬT LIỆU NGHỆ THUẬT
1. Hội hoạ: cọ, hình ảnh, các chất liệu khác
2. Nhiếp ảnh: Bản chất và các thể loại
3. Âm thanh
4. Video, phim hoạt hình, và internet. Nghiên cứu trường hợp: dự án “9 zigzags”
5. Vật liệu, vật thể, và sắp đặt
6. Tiến trình, chuyển động, và tính tương tác
7. Nhà hát và nghệ thuật sống.
-Nghiên cứu trường hợp: tác phẩm cái chết của mummy, maze
NGHỆ SĨ NHƯ MỘT NGHỀ NGHIỆP
1. Tự quản lý và tổ chức diễn ngôn
2. Nghiên cứu hệ thống triển lãm và thị trường nghệ thuật
3. Các văn bản cơ sở và văn hoá dân gian kiểu mới
4. Không gian công cộng và thời gian cá nhân
*NGUỒN: Yishu|Journal of Contemporary Chinese Art, Sept 2006
Em thì học ở Đài Loan chứ ko phải Trung Hoa nhưng chương trình học cũng nặng tương đương. Năm thứ 1, mỗi học kỳ phải tự tổ chức 4 đến 6 cái triển lãm và sang năm 2 thì tự tổ chức Art Festivals. Bên cạnh đó phải hoàn thành 36 tín chỉ (18 tự chọn, 18 bắt buộc )và 1 luận văn :((. Nói chung ở bên này đào tạo kỹ năng tổ chức rất tốt. :)
Trả lờiXóa