Phi-la-tô: Người anh em. Hãy nghe đây. Việc ra lệnh giết mày hay để cho mày sống, xét cho cùng, chỉ là một hành-vi-biểu-tượng, theo nghĩa: dù mày có chết hay sống thì lũ đàn em của mày, lũ đệ tử của mày, cũng sẽ hiểu sai hoàn toàn những gì mày đem tới, và đây mới chính là hình phạt độc địa nhất cho mày. Nhìn từ góc độ này. Ngay cả cái chết của mày, nếu giả dụ tao quyết như vậy, cũng sẽ bị đảo nghĩa để trở thành sự phục sinh; ngay cả cuộc sống của mày, nếu giả dụ tao quyết như vậy, cũng sẽ bị đảo nghĩa để trở thành sự quên lãng.
Ki-tô: Tri-kỉ-và-kẻ-thù-duy-nhất của ta. Sự hiểu chưa bao giờ là vấn đề làm ta băn khoăn. Liệu họ, những anh em của ta, có hiểu ta chăng? Liệu kẻ thù của ta có hiểu ta chăng? Liệu mi, tri-kỉ-và-kẻ-thù-duy-nhất của ta, có hiểu ta chăng? Cái quyết định nói-ra không liên quan gì đến sự-hiểu, bởi dẫu mỗi mệnh-đề được nói đều tự-lực mang theo giác-nghĩa, theo nghĩa bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng như các ống-kính- máy-ảnh chụp lại thế giới, liệu thế giới này có thể được chụp lại hay chăng?
Sự hiểu, tri-kỉ-và-kẻ-thù-duy-nhất của ta, không phải vấn đề của việc diễn-giải-đúng những gì được nghe, mà là vấn đề của một khoảnh khắc quyết liệt nhất, khi nội tâm và ngoại giới, trong cơn vật lộn, xuất kỳ bất ý ngã nhào vào một không- gian-lạ-lẫm.
Ở nơi đó, ngay cả chính ta đi nữa, cũng sẽ chỉ như một gã-thợ-làm-vườn-ngạt- mũi, ngỡ ngàng trước một đóa hoa
Đang-Ngào-Ngạt-Tỏa-Hương
Như Huy 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét