Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
The introduction of the new project of ZeroStation: Graffiti in the Alley
a film on a graffiti group ( Click 9) in Saigon, produced by ZeroStation (www.zerostationvn.org)
Some brief reflections on the interpretations of the other
Like any other Western art disciplines introduced to Vietnam, the presence of graffiti generates many conflicting ideas from not only local people but also the cultural and artistic researchers. Basically, Graffiti is an anti/non-institutional art style and belonging to the subculture as well as the urban culture. Therefore, when appearing in the societies with highly institutionalized cultural policies like Vietnam, it is often read and interpreted in a politically and culturally exotic way of protesting the politics and the society, thus, conveys the message based on a historical-oriented perspective of the societal development following the Western patterns in the developing countries, the third world. This is not a wrong interpretation. However, it contains many hazards. The most hazard, to me, is that the interpretation in this way is not based on an open dialogue, but mainly on the prejudices of the interpreters, thus, frequently it ignores the other possible interpretations. In other words, this way of interpreting, because of the quick in understanding other, may contain the risk of guiding the interpreter to the ethnocentric understanding space, as in an article on Gadamer’s philosophy, professor Charles Taylor has explained clearly:
“For the problem is that the standing ethnocentric temptation is to make to quick sense of the stranger, i.e., sense in one’s own terms. The lesser breeds are without the law, because they have nothing we recognize as law. The step to branding them as lawless and owtlaw is as easy as it is invalid and fateful” (1)
There is an example that can show the danger of the interpretation that only bases on the prejudice of the interpreter in an interview between a curator Jérôme Sans and a Chinese artist Qiu Zhijie. Here Qiu Zhijie gave a different viewpoint about graffiti
“Yes. Ealier you mentioned graffiti. I have actually given a lot of thought to this question, because graffiti is so wide-spread in European cities today, often called illegal activity. In ancient China there is one form of graffiti that was legal, which is when a poet or calligrapher arrived at a site or natural wonder, if he found inspiration he could write a poem on the rock or on a column. We never saw this as destruction; on the contrary, we take it as elegant and refined”(2)
Definitely, it is not difficult to see the way of reading that Qiu Zhijie used to interpret the Graffiti also faces the identical problem with its opposite (here is the way of reading about graffiti from Western point of view), By this way, the artist has also thoroughly denied the horizon of the other (here is the way of reading about graffiti from Western point of view), then converge all on the prejudices or his own existing conceptual framework.
Thus, the most striking thing recognized is that all of the ways of interpretation are based only on the prejudices and the existing conceptual framework of the interpreters, because if its nature will make the world become poor, it will always lead to the intelligibility of the world.
In fact, even in the Western countries which are often considered as the cradle of modern graffiti art, there is a controversy of whether recognizing it as an anti-social practice and belongs to the subculture or as a commercial practice and belongs to a commercial world.
In the book “ But is it art?”, writing about some famous graffiti artists like Barry Mc Gee or Jean Michael Basquiat who are built as heroes denying commercial system of capitalism to live in a normadic life ( one may refer to the movie “jean Michael Basquiat by Julian Schnabel, in which Basquiat appeared as an innocent, beautiful and angelica character, as an antithesis to the capitalist world of commercial art), Cynthie Freeland has also recognized that: “…like Jean Michael Basquiat và Barry Mc Gee , get caught up in the system when their work become marketable” (3). Freeland Cynthie even, with slightly ironic tone, writes:
“His work ( Barry McGee) has been shown in galleries from San Francisco, Mineapolis to São Paulo. I confess to formenting some wicked plans for the gallery’s windows when I read in a catalogue essay at one of his art exhibition that McGee once said, “ Some times a rock soaring through a plate of glass can be the most beautiful, compelling work of art I have ever seen”(4)
Graffiti in Vietnam
One key of reading about Graffiti art in Vietnam, I think, is in the nature of its importation. In terms of culture, as an importation occurs, there always be accompanied and automated process of rejection and acceptance. The problem is that a fact can only become a historical moment when and only when it finds a reason for it existence in the reality. In other words, if and only if it is insured by the acceptance of the context in which it appears. The philosopher Arthur C. Danto has interestingly analyzed the relationship between context and fact in his essay “Master Narratives and Critical Principles” where he had raised a hypothesis of the “Chinese artists living in Qing who knew about the perspective from the missionary painter Father Castiglione, but who felt that there was no room in their artistic agenda for its assimilation” (5). This, I think, is the typical case of a fact that could not become a historical moment and was thoroughly rejected.
However, even in case of an acceptance, it would have to undergo a range of filters in order to be intelligible in a new context. In other words, the importation would have to follow a process that is called "cultural translation" by Homi Bhabha, i.e. the translation that ”…a way of imitating, but in a mischevious, displacing sense …in such a way that the priority of the original is not reinforced but by the very fact that it can be stimulated, copied, transferred, transformed, made into a simulacrum and so on”(6). This means, an importation, after undergoing a translating process, will become a "third space" and will be different from the original and the translation, in which "the alternatives may occur".
An example of this case is a project called GAS graffiti (graffiti in art school). This project was operated in 2007 by artist Phan Hai Bang, a lecturer of graphic art in Hue University of Art. In the statement of the project, Hai Bang wrote: “To use graffiti art as an instrument, not to against society, but to integrate in the local framework…to behave culturally, to promote creativity with the consciousness of respecting and protecting the city landscape…”
One of the typical projects of this group is “Drawing on helmets” (from 7 Sept to 15 Nov, 2007 ( in Hue), and from 23 to 31 Sept ( in HCMC). Round the late half of 2007, the Vietnamese government officially requested the people to wear helmets when travelling on motorcycles. The request seemed very difficult to be implemented because it would change many habits of Vietnamese people. One of these is about aesthetics. People hardly accept wearing the same “hat” which equate all personalities (may this fear be a sequel of the period that people dressed and behaved in a similar manner?). The GAS artists used paint-sprayers to draw on helmets for free in public places in HCMC and Hue. People might think of the decorative motif, or use one of the available templates. This project attracted many participation and attention of the mass media in Vietnam.
The project : Graffiti in the alley
In this project, ZeroStation will collaborate with Click 9, one of the graffiti teams in HCMC, to create an art project using graffiti as a tool to awaken the interaction between people living in the neighborhood where ZeroStation is located and art.
This is a typical quarter in the heart of Saigon with a large yard where daily activities taken naturally, kids play football, their parents chatter, etc. in the afternoon. Click 9 will draw graffiti continually pictures on the wall of ZS for nearly a month (since 12 July- 07 August). It this period of time, the artists will have an opportunity not only to draw graffiti and thereby create lively visual art space for the neighborhood, but also have an opportunity to communicate and interact directly with the residents as well as to create a close approach by suggesting people to involve in the process of drawing with them.
For nearly one month, there will be plenty of graffiti paintings to be drawn, to be deleted, and to be re-drawn, thereby emphasizing the ephemeral nature of street art practices and non-institutional as well as the progress of a public art project which is not (only) based on the aesthetic object, and (still) mainly on the relationship and the openness of dialogue
From my reflection above on the importation, the rejection, the acceptance, the reading based on prejudices and existing conceptual frameworks against the reading based on dialogue and translation, ZeroStation considers this project as a test of the translating, not only graffiti art into the local cultural space, through the sequent appearance of the big-sized graffiti paintings in residential areas, and but also translating local cultural space into graffiti art.
It is through the two-way interpretation, we hope to open a third space, i.e. the space of dynamic, multiple and productive dialogue.
1- Charles Taylor, Gadamer on Human Sciences, in The cambridge companion to Gadamer, edited by Robert J. Dostal, Cambridge University Press; 1st edition , January 21, 2002, p.138
2- All we see can only disappear, Jérôme Sans interviews Qiu Zhijie, in China talks, interviews with 32 contemporary artists by Jérôme Sans, published by Time zone 8, 2009, p.58
3- Cynthia Freeland, But is it art? Oxford published 2001, p.112
4- Ibid.
5- Arthur C. Danto, After the End of Art, the pale of history, Princeton university press, princeton, New Jersey, 1997, p.42
6- “The third space", interview with Homi Bhabha, In Identity, Community, Culture, Difference, edited by Jonathan Rutheford, London: Lawrence and Wishart, 2003, p.210
7- Như Huy, Redefining the past and transforming public space: two new strategies of Vietnamese contemporary artists in the early years of new centuries, in Essays on Modern and contemporary vietnamese art, published by Singapore art museum, 2009, tr.92
Giới thiệu về dự án mới của Ga 0: Vẽ graffiti lên tường hẻm
Một phim ngắn về nhóm graffiti Click 9, do Ga 0 (www.zerostationvn.org) thực hiện
Vài suy nghĩ ngắn về sự diễn giải tha thể
Như mọi hình thái nghệ thuật có nguồn gốc phương Tây khác được du nhập vào Việt Nam, sự hiện diện của hình thức nghệ thuật graffiti cũng tạo ra nhiều ý kiến và cắt nghĩa trái chiều từ phía, không chỉ người dân sở tại, mà còn các nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật. Mang bản chất là một phong cách nghệ thuật có tính phản/phi định chế, và thuộc văn hóa ngoài luồng (subculture), cũng như thuộc văn hóa đô thị, khi xuất hiện tại một số xã hội có các chính sách văn hóa mang tính định chế cao như Việt Nam, nó thường được đọc và diễn giải theo hướng một thực hành phản kháng chính trị và xã hội, qua đó, chuyển tải các thông điệp ít nhiều mang tính hương xa văn hóa và chính trị đặt cơ sở trên một góc nhìn duy sử quan về sự phát triển xã hội theo mẫu hình phương Tây tại các quốc gia đang phát triển và thuộc thế giới thứ 3.Đây là một cách diễn giải không sai. Tuy nhiên, Chính cách diễn giải này cũng hàm chứa nhiều mối nguy. Mối nguy quan trọng nhất, theo tôi, là việc cách diễn giải kiểu này không đặt cơ sở trên một sự đối thoại mở, mà do đặt cơ sở chủ yếu của nó trên chính tiên kiến của kẻ diễn giải (về một mô hình phát triển trong vai trò là một hình mẫu tiên nghiệm), thế nên, rất nhiều khi nó đã bỏ qua các chân trời khả niệm khác có thể có từ phía cái được diễn giải.Nói cách khác, cách diễn giải này, bởi sư dễ dàng của nó khi hiểu người khác, sẽ luôn có nguy cơ đưa kẻ diễn giải vào một không gian hiểu có tính vị chủng, như trong một bài viết về triết học của Gadamer, giáo sư Charles taylor đã giải thích rất rõ:
“Bởi vấn đề của sự cám dỗ có tính vị chủng nằm ở chỗ nó sẽ giúp người ta hiểu rất nhanh kẻ lạ, ví dụ: hiểu kẻ ấy bằng các phạm trù của mình. Các chủng giống nhỏ bé hơn sẽ không sở hữu quy luật nào cả, bởi ở chúng chẳng có gì cho chúng ta nhận thấy như là quy luật. Và bước dẫn tới việc dán nhãn chúng là phi quy luật hoặc đặt chúng ra ngoài quy luật cũng dễ dàng như việc coi chúng là không hợp lệ và tùy thuộc vào số phận” (1)
Một ví dụ ở đây có thể thấy trong một bài phỏng vấn giữa giám tuyển Jérôme Sans với nghệ sỹ Trung Hoa Qiu Zhijie. Trong bài phỏng vấn đó, Qiu Zhijie đã đưa ra một quan điểm khác về Graffiti kiểu Trung Quốc:
“Đúng vậy. Tôi nhớ chúng ta có lần trò chuyện về graffiti. Thật sự là tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó bởi hiện graffiti đang có mặt rộng khắp tại các đô thị châu Âu, và thường xuyên bị coi là dạng thực hành bất hợp pháp. Tuy nhiên, tại Trung Hoa cổ đại, đã có một dạng Grafiti hợp pháp, đó là khi một thi sĩ hay một thư pháp gia đi tới một phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ nào đó và nếu khi ấy anh ta nẩy sinh cảm hứng, anh ta có thể viết một bài thơ lên vách đá hay các cây cột trụ ở đó. Chúng tôi chưa bao giờ coi hành vi này có tính phá hoại; trái lại, chúng tôi coi nó như điều gì thanh nhã và có giáo dục. Thậm chí chúng tôi còn cho khắc các tác phẩm tiêu biểu về thư pháp hay thi ca lên vách đá để lưu giữ chúng thành một bộ phận mãi mãi thuộc về thiên nhiên”.(2)
Lẽ dĩ nhiên, ở đây, không khó khăn gì để thấy cách đọc của Qiu Zhijie về graffiti cũng đối mặt các vấn đề giống y hệt với cách đọc trái ngược với nó – khi bằng cách đọc ấy, nghệ sĩ cũng đã triệt để phủ nhận chân trời của “tha thể”, để rồi quy tất cả vào chính tiên kiến hay khung khái niệm có sẵn của bản thân.
Như vậy, ở đây, điều chúng ta thấy rõ nhất sẽ là việc, tất cả các cách đọc về tha thể đặt cơ sở chỉ trên tiên kiến và khung khái niệm sẵn của kẻ đọc, bởi bản chất làm cho thế giới nghèo nàn đi, sẽ chỉ luôn dẫn đến tính bất khả niệm về thế giới.
Thực tế cho thấy rằng, ngay chính tại phương Tây, nơi thường được coi là chiếc nôi của nghệ thuật graffiti hiện đại, việc nhìn nhận nó hoặc là như một thực hành phản kháng xã hội, thuộc văn hóa ngoài luồng, hay việc nhìn nhận nó như một thực hành thường mại hóa, cũng là việc vẫn còn đang tranh cãi và chưa đi tới hồi kết.
Trong cuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư” của mình, khi viết về một số nghệ sĩ Graffiti nổi tiếng như Barry Mc Gee hay Jean Michael Basquiat, tức những nghệ sĩ được truyền thông Mỹ vẽ nên như những người hùng- từ khước hệ thống thương mại để sống cuộc đời du mục lang thang (có thể tham khảo thêm bộ phim về Jean Michael Basquiat của Julian Schnabel, trong đó, Jean Michael Basquiat xuất hiện như một nhân vật trong sáng, đẹp đẽ như một thiên thần, như một phản đề với thế giới nghệ thuật thương mại hóa), - chính Cynthie Freeland cũng đã phải công nhận rằng: “…như Jean Michael Basquiat và Barry Mc Gee chẳng hạn, những người này đã bị hệ thống thị trường thu nạp khi tác phẩm của họ trở nên khả mại” (3). Cynthia Freeland thậm chí còn, với chút giọng giễu cợt, viết rằng :
”Tác phẩm của ông (Barry Mc Gee) đã được trưng bày ở nhiều gallery từ San Fransisco tới Mineapolis hay São Paulo. Tôi phải thú nhận rằng đã nảy ra vài kế hoạch đen tối nhắm vào những ô cửa kính của gallery trưng bày tác phẩm của Mac Gee, vào chính lúc đọc catalogue triển lãm của ông, trong đó Mc Gee viết:” Đôi khi một hòn đã ném vỡ toang một cái đĩa hay chiếc ly có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn và tuyệt nhất mà tôi từng thấy” (4)
Graffiti tại Việt Nam
Một trong những chìa khóa để đọc về nghệ thuật Graffiti tại Việt Nam, theo tôi, chính là ở tính chất du nhập của nó. Xét về mặt văn hóa, khi một sự du nhập xảy ra, luôn luôn sẽ kèm theo đó một tiến trình tự động của loại thải và tiếp nhận. Vấn đề ở đây là, một thực kiện (fact) chỉ có thể trở nên một khoảnh khắc lịch sử khi và chỉ khi nó tìm được lý do tồn tại cho nó trong thực tại, có nghĩa rằng, khi và chỉ khi nó có được bảo chứng bằng sự chấp nhận hoàn toàn của cái văn cảnh nơi nó xuất hiện. Triết gia Arthur C. Danto từng phân tích một cách rất thú vị về mối quan hệ giữa văn cảnh và thực kiện này trong bài viết "Các đại tự sự và các nguyên tắc phê phán", ở đó, ông đã đặt giả thiết về các họa sĩ Trung Hoa vào đời Thanh “từng biết về phép viễn cận kiểu Phục Hưng thông qua họa sĩ và cha truyền giáo Castiglione, song không hề sử dụng phát minh quan trọng này của thời Phục Hưng, tức điều đã làm thay đổi hoàn toàn khuôn mặt của nghệ thuật phương Tây bởi họ cảm thấy trong truyền thống nghệ thuật của họ, không có chỗ cho phát minh về phép viễn cận đó" (5). Đây có lẽ là trường hợp tiêu biểu của việc một thực kiện đã không thể trở nên một khoảnh khắc lịch sử và đã bị loại thải triệt để.
Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp một sự du nhập được tiếp nhận đi nữa, nó cũng sẽ phải trải qua một loạt màng lọc, để có thể được khả niệm trong một văn cảnh mới. Nói cách khác, sự du nhập ấy sẽ phải đi theo một tiến trình mà Homi Bhabha gọi là”thông dịch văn hóa”, tức sự thông dịch mà theo ông ”…là một phương cách mô phỏng, song trong một cảm thức chuyển vị, và vi phạm – theo một cách mà quyền tiên khởi của bản gốc không được củng cố mà sẽ bị sao chép, chuyển biến, chuyển hóa, và bị biến thành một bản thế vì, v.v., và v.v.” (6). Có nghĩa là ở đây, một sự du nhập, sau khi trải qua quá trình thông dịch, sẽ trở nên “một không gian thứ ba”, khác hẳn với bản gốc, và cũng khác hẳn với bản dịch (theo nghĩa mô phỏng chính xác), mà ở đó:”các quan điểm khác có thể xuất hiện”
Ví dụ cho trường hợp của sự thông dịch này có thể dẫn ra đây từ một dự án graffiti có tên là G.A.S (graffiti in art school). Đây là một dự án được thành lập vào năm 2007, do nghệ sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên đồ họa khoa nghệ thuật ứng dụng trường đại học nghệ thuật Huế là trưởng nhóm. Trong chính bản tuyên bố thành lập dự án, Hải Bằng đã viết :”…sử dụng hình thái nghệ thuật graffiti như một công cụ, không phải để phản kháng xã hội, trái lại, để hòa hợp vào khung cảnh địa phương, để ứng xử văn hóa, kích thích sáng tạo với ý thức tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thành phố…”(7). Một trong những dự án tiêu biểu của nhóm này là dự án “Vẽ mũ bảo hiểm” (từ 7 tháng 9 -15 tháng 11 năm 2007 ( tại Huế), và từ 23-31 tháng 9 năm 2009 (tại TP HCM). Vào khoảng nữa cuối năm 2007, chính phủ Việt nam chính thức yêu cầu toàn dân phải đội mụ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy. Đây là một yêu cầu tưởng như rất khó thực hiện bởi nó động chạm tới rất nhiều thói quen sinh hoạt đã tồn tại từ rất lâu của người dân Việt Nam, trong đó có thói quen về thẩm mỹ, đó là việc: người dân rất khó chấp nhận việc phải đội mội chiếc mũ giống nhau qua đó đánh đồng mọi đặc điểm riêng tư vào một vẻ dạng tập thể ( không biết nỗi sợ này có phải di chứng từ một thời màtoàn dân phải ăn mặc và cư xử một kiểu giống nhau hay không? ). Các nghệ sỹ thuộc nhóm G.A.S. đã tổ chức dùng sơn xịt vẽ lên mũ bảo hiểm miễn phí cho người dân tại những địa điểm công cộng tại TP HCM và Huế. Người dân có thể nghĩ ra các motif trang trí, hay sử dụng một trong nhiều mẫu có sẵn của nhóm. Dự án này đã thu hút nhiều người tham gia và sự chú ý của truyền thông đại chúng Việt Nam.
Dự án: Vẽ Graffiti Lên Tường Hẻm
Trong dự án này, không gian Ga 0 sẽ kết hợp cùng nhóm graffiti Click 9, một trong nhiều nhóm graffiti của thành phố, tạo ra một dự án nghệ thuật sử dụng graffiti như công cụ để đánh thức sự tương tác thông qua nghệ thuật đối với những người dân sống ngay trong khu phố nơi Ga 0 đang đặt trụ sở.
Đây là một khu phố tiêu biểu giữa lòng đô thị Sài Gòn, với một sân rộng chiều chiều lũ trẻ chơi đùa và người lớn trò chuyện. các nghệ sĩ graffiti của nhóm Click 9 sẽ sử dụng chính bức tường của trụ sở Ga 0 trong vòng gần một tháng ( từ ngày 12 tháng Bẩy đến ngày mùng 7 tháng 8 năm 2011) để luân phiên vẽ các bức graffiti của họ lên đó. Chính trong gần một tháng này, các nghệ sĩ sẽ có dịp không chỉ vẽ graffiti và qua đó tạo sự sinh động về thị giác và nghệ thuật cho khu phố, mà họ còn có cơ hội trao đổi, tương tác trực tiếp cũng như hướng dẫn cho những cư dân muốn biết them về graffiti- trong vai trò một hình thái nghệ thuật- về hình thái nghệ thuật này thông qua việc đề nghị người dân tham gia vào quá trình vẽ cùng họ.
Trong gần một tháng, sẽ có rất nhiều bức graffiti được vẽ, xóa, và vẽ đè lên, qua đó, nhấn mạnh vào bản chất phù du của các thực hành nghệ thuật đường phố và phi định chế cũng như nhấn mạnh vào tính tiến trình của một dự án nghệ thuật công cộng không (chỉ) đặt cơ sở vào vật thể thẩm mỹ, và (còn) chủ yếu là vào tính quan hệ và tính mở ngỏ của đối thoại.
Nhìn từ góc độ của các suy nghĩ nơi các phần trên của bài viết về sự du nhập, sự loại thải, cách đọc đặt cơ sở trên tiên kiến và khung khái niệm có sẵn, phản lại cách đọc dựa trên sự đối thoại và thông dịch, ga 0 của chúng tôi coi dự án nghệ thuật này như thể một sự thử nghiệm của việc thông dịch, không chỉ nghệ thuật graffiti vào không gian văn hóa địa phương, mà qua sự xuất hiện luân phiên của các bức graffiti cỡ lớn trên bức tường của ga 0 trong khu dân cư, còn thông dịch chính không gian văn hóa địa phương vào nghệ thuật graffiti.
Chính qua sự thông dịch hai chiều này, chúng tôi hy vọng mở ra được một không gian thứ ba, tức không gian của sự đối thoại năng động, đa chiều và có tính tạo sinh
Giám đốc nghệ thuật ga 0
Như Huy
-------------------
1- Charles Taylor, Gadamer về Khoa Học Nhân Văn, in trong The cambridge companion to Gadamer, Robert J. Dostal biên tập, Cambridge University Press; 1st edition, January 21, 2002, tr. 138)
2- All we see can only disappear, Jérôme Sans phỏng vấn Qiu Zhijie, trong China talks, interviews with 32 contemporary artists, Jérôme Sans, Time zone 8 xuất bản năm 2009, tr.58
3- Cynthia Freeland, But is it art, Oxford University press, 2001, tr.112
4- nt.
5- Arthur C. Danto, After the End of Art, the pale of history, Princeton university press, princeton, New Jersey, 1997, tr.42
6- “The third space", interview with Homi Bhabha, trong Identity, Community, Culture, Difference, Jonathan Rutheford biên tập (London: Lawrence and Wishart, 2003, tr.210
7- Như Huy, Tái định nghĩa quá khứ và chuyển hóa không gian công cộng,: Hai chiến thuật mới của các nghệ sỹ đương đại Việt Nam trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới” , trong” Essays on Modern and contemporary vietnamese art, published by Singapore art museum, 2009, tr.268
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
truyện cũ đang viết dở -KỂ CHUYỆN GIỮA THIÊN NHIÊN
Có một cậu bé rất ngoan, một ngày ba mẹ đi vắng, và dặn cậu ở nhà chơi. Bé hỏi;"mẹ ơi, thế con chơi với ai hở mẹ?". Mẹ mỉm cười nói: "Con ở nhà, sang chơi với bác Cô Đơn, cô Buồn và chú Băn Khoăn con nhé". Ba nói xen vào:" thế nhưng ba mẹ sẽ để cả chìa khóa lại cho con. Bất cứ khi nào con cũng có thể về lại nhà-mình.Trong nhà có kẹo, có bánh mì, có pate hộp, có mì gói và nước sôi để con nấu ăn, mà nấu ăn thì chẳng phải mẹ đã dậy con rồi sao ?"
Cậu bé ngoan vui sướng, bởi đây là lần đầu tiên cậu bé được ở nhà một mình, và cũng bởi, dù ở chung trong khu tập thể, cậu chưa bao giờ có dịp sang chơi nhà mấy người hàng xóm nọ
Bác Cô Đơn
Không ai biết quê quán của bác Cô Đơn ở đâu cả. Mọi người trong khu tập thể thấy bác ở đó từ lâu lắm-lâu có khi cũng bằng tuổi của cái bể nước tập thể đã lên rêu xanh kín từ bao lâu nay vẫn ở cuối hành lang. Bác có một nụ cười rất dịu dàng, bác nấu ăn rất ngon, nhà bác có nuôi một con chó tên là Bợm, mà thỉnh thoảng lúc vui, bác hay cho nó uống rượu. Mỗi lúc như thế nó lọang chọang trông rất yêu. Nhà bác lúc nào cũng đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung, đông nhất vẫn là những- người-đang-yêu.
Cô Buồn
Cô Buồn thoạt nhìn giống hệt bác cô đơn. Cũng dáng đi tất tả như vậy, cũng vẻ dịu dàng như vậy, cũng nấu ăn rất ngon. Món tủ của cô là những món ăn Ấn Độ, bởi, nghe đâu, cha mẹ cô là người gốc Ấn. Khách đến nhà cô ai cũng được cô thết món Kebab thịt trâu. Cô yêu thích thiên nhiên và có thói quen chiều chiều đi bộ quanh công viên gần nhà và rất niềm nở với mọi người cô gặp trên đường. Nhà cô cũng rất đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung đông nhất vẫn là những-người-đang-yêu
Chú Băn Khoăn
Chú Băn Khoăn là một người ái nam ái nữ. Chú thích son phấn, song lại đá bóng rất cừ. Chiều nào chú cũng đi ra sân vận động và khi về thường mệt nhoài mồ hôi. Chú rất yêu trẻ con, đặc biệt là những đứa trẻ ngoan. Chú hay làm đồ chơi cho tụi nó. Các đồ chơi chú làm đều tuyệt đẹp, chỉ có điều chúng luôn được làm bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ, và khi vỡ thì các mảnh thủy tinh sẽ đâm vào tay chân bọn trẻ.Thế nhưng chú cũng có 1 tủ thuốc lạ lùng mà bất cứ đứa trẻ nào bị thương bởi các món đồ chơi của chú, chỉ cần uống 1 viên thuốc từ tủ thuốc ấy, các vết thương đều lành ngay lập tức và lại tiếp tục vòi chú làm đồ chơi cho. Nhà chú cũng rất đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung đông nhất vẫn là những-người-đang-yêu.
***
2. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé ngoan và bác Cô Đơn
Sau khi ba mẹ vừa đi khỏi, cậu bé ngoan ra khỏi nhà và sang ngay nhà bác Cô Đơn. Thật vừa may, bác Cô Đơn cũng mới đi chợ về mang theo cả một túi đồ. Điều kỳ lạ là, trong túi đồ của bác, tất cả mọi đồ vật được gói vào với nhau, không phải theo từng đôi giống nhau, mà mỗi thứ đều luôn bị cặp vào cùng một vật hoàn toàn khác. Bó hành được gói cùng một lọ dầu hỏa. Ba lạng thịt lợn bác mua để làm món thịt heo xào cà chua được gói cùng bó đinh đóng guốc. Chai nước mắm cốt bác đặt từ Quảng Ninh được gói cùng hộp Phomai đầu bò, Một đống dép cũ bác gom từ các gánh đồng nát về để đi trong nhà thì chiếc nào cũng đều lệch đôi, cho tới cả một tá bánh Donus bác mua để làm quà cho lũ trẻ, thì chiếc nào cũng được bọc tròn trĩnh trong một mảnh lá chuối khô. Thấy cậu bé ngoan sang chơi, bác cô đơn mừng lắm. Lục lọi trong túi một lúc, bác lấy ra một món quà tặng cậu. Đó là một chai rượu nhỏ được thiết kế vô cùng tinh xảo, nặng tới 40 độ cồn”.
+Sau đây là cuộc nói chuyện đầu tiên giữa cậu bé và bác Cô Đơn:
Cậu bé ngoan; Bác ơi, bác giảng cho cháu về tên của bác đi
Bác Cô Đơn; Tên của bác ư?, sao cháu lại hỏi bác thế?
Cậu bé ngoan; À, ấy là vì ba mẹ cháu từng bảo, khi thấy có điều gì mà mình chưa hiểu, chưa gặp bao giờ và làm mình e ngại, tốt nhất là mình gọi tên nó ra, và nếu có thể, tìm hiểu kỹ về cái tên ấy để rồi tìm cách đi cạnh nó mà không-e-ngại-nữa
Bác Cô Đơn cười nhẹ; Ồ, ba mẹ cháu thật là…thế bác hỏi nhé, vậy nếu cái điều-gì-làm- cháu-e-ngại-ấy có nhiều tên thì sao? hoặc giả, nó là một-điều-không-thể-đặt-tên thì sao nào? Vì cháu ạ, mỗi cái tên chỉ là một-quy-ước thôi cháu. Ngay khi cháu đặt tên cho một điều gì đó, cháu cũng đã đánh mất đi toàn bộ phần còn lại, phần mà một tên gọi không thể bao trùm hết. Và mỗi khi phần ấy tiếp tục tách ra như thể các tế bào nhân đôi vào vô tận, thì cháu lại sẽ phải bắt đầu một nỗ lực đặt tên mới, cứ mãi như thế, cháu sẽ đi đến đâu nào, cậu bé ngoan ?
Cậu bé ngoan ngẫm nghĩ một lát; Thế cháu phải làm gì bây giờ hở bác ?
Bác Cô Đơn; À, chỉ có một việc thôi cháu, đó là; Đừng e ngại nữa
Cậu bé; Làm thế nào đừng e ngại nữa được hở bác, khi mà thậm chí mình còn không thể gọi tên điều làm mình e ngại ?
Bác Cô Đơn; À, thì dẫu sao, cũng còn hơn việc cháu cứ phải đuổi theo tìm một lý do để không-e-ngại-nữa. Cháu biết không, nếu tiền đề của mọi e ngại luôn là những lý do, thì điều kiện tiên quyết của việc hết e ngại chính là; không-có-lý-do. Đó là một trạng thái thanh thoát nhất, không phải được hình thành bởi môt-hay-nhiều-đòn-bẩy-lý-do, mà bởi lúc đó, cháu đã bước vào một không gian khác-hẳn và rồi, bỗng chẳng còn nhớ nổi những gì đã từng làm cháu e ngại nữa
Cậu bé chưa hết băn khoăn; Thế trong lúc chưa vào được không gian ấy, thì khi e ngại, cháu có thể làm gì hở bác?
Bác Cô Đơn; À, lúc đó, tuyệt diệu và may mắn nhất là khi ta có một người bạn để chuyện trò, không phải để tìm cách đặt tên nỗi e ngại, mà tìm cách giúp nhau giữ mối dây liên hệ với bản thân và cơ thể. Cháu biết không ? bác luôn sẵn sàng làm một trong những người bạn như thế của mọi người, và cả của cháu đó. Chắc cháu đã thấy, nhà bác luôn đông khách. Đó cũng chính là những-người-đang-cảm-thấy-nỗi-e ngại–cháu-nói, những người chưa may mắn ở được trong không-gian-khác-hẳn bác nói. Còn nữa, điều thú vị nhất ở đây là, những người ấy không chỉ tới chơi với bác đâu, họ còn đến-tìm-nhau nữa đấy. Nhà bác luôn đủ rộng cho tất cả bọn họ.
...
Ngay khi bác Cô Đơn vừa nói dứt lời, bỗng có tiếng gõ cửa khẽ. Bác bảo với cậu bé; ”cháu cứ ngồi đấy chơi với con chó Bợm nhé, bác chắc rằng, hẳn đây là hai kẻ-đang-yêu vào giờ này vẫn thường đến tìm bác, để bác ra mở cửa cho họ vào”.
Cậu bé ngoan nhìn ra cửa, và thấy từ ngoài cửa bước vào một cặp trai gái trẻ. Có điều kỳ lạ là, dường như hai người này, dù đi cùng nhau, song không hề nhận ra sự hiện diện của nhau. Ánh mắt họ nhìn trượt qua nhau như thễ vào hư vô. Hành vi của họ, mỗi lúc phải xoay hướng vào nhau, như khi cùng cúi xuống cởi giày chẳng hạn, như thể là trước mặt họ chẳng hề có ai. Và rồi khi cả hai cùng lúc đưa tay ra bắt tay bác Cô Đơn, thì bàn tay họ trùm lên nhau và trùm luôn vào tay bác Cô Đơn, như thể mỗi người đều là những người duy nhất đối diện với bác Cô đơn trong gian phòng.
Bắt tay và đưa họ vào nhà xong, bác Cô Đơn quay qua nói với cậu bé: “ Cháu biết không, hai người này tìm tới bác, bởi chỉ mỗi khi tới với bác, họ mới có thể nhìn-được-thấy-nhau. Vấn đề của họ là họ bị một căn bệnh có tên là “nỗi-lạc-vĩnh-viễn”. Chỉ khi nào được bác đón tiếp trong chính căn nhà này, họ mới có thể dần-thấy-lại-được nhau. Song, như cháu thấy đó, bởi tính tạm bợ trong hành vi thấy-lại-được-nhau này của họ, thế nên, sau khi rời nhà bác, họ lại tiếp tục chìm vào cơn lạc-nhau-vĩnh-viễn.
“Thế có khi nào họ thoát khỏi căn bệnh này không bác”, cậu bé hỏi khẽ.
“Không đâu cháu, căn bệnh này cũng nan y như bệnh tiểu đường vậy, số phận họ không may mắn, bác e là họ sẽ phải cùng bác trị liệu suốt cuộc đời còn lại của họ thôi”, bác Cô Đơn trả lời. “ thế nhưng cháu biết không”, bác Cô Đơn nói tiếp, “ đôi khi bác cũng phải tiếp một số người và vật khác hẳn, như chính con chó Bợm đang gặm gặm tay cháu chẳng hạn. Chú chó này lại mắc một căn bệnh khác, mà không chỉ có chó thôi đâu cháu ạ, căn bệnh này rất nhiều người cũng mắc phải - bởi lẽ chúng ta, kể cả bác và cháu nữa cháu yêu, chẳng phải cũng là một loài vật và phải chịu đựng đủ các nỗi nguy hiểm và bất an của loài-chó, như bệnh tật, sự già nua, cơn đói và sự chết đó sao? Căn bệnh này của Bợm có tên là“Nỗi-lạc-trong-hội-ngộ”. Cháu đừng tưởng Bợm không có tên thật và không có chủ, thậm chí không có bạn tình. Xinh,oai và bợm như nó mà không ư?, nó có hết đó đấy cháu. Song chính căn bệnh “ Nỗi-lạc-trong-hội-ngộ” này của nó đã khiến nó, cứ mỗi lần gặp gỡ chủ hoặc bạn tình, nghe chủ hoặc bạn tình gọi tên thật của mình ra, hoặc khi được chủ và bạn tình âu yếm (dĩ nhiên bác phải nhấn mạnh là theo những cách cực-kỳ-khác-nhau), thì lại có một xung-lực-dã-man nào đó phá tan và làm rỗng toác buồng phổi của Bợm, quật Bợm ngã xuống và chìm thiếp đi với bốn móng xuôi quặt lại. Cứ mỗi lúc như thế, chỉ khi lần mò được về nhà bác, Bợm mới tìm lại được sự yên tĩnh và bình ổn. Lẽ dĩ nhiên, bác biết, đây không phải là một sự yên-tĩnh-và-bình-ổn vĩnh-hằng giống như sự chết, song, ý nghĩa, dù chỉ mang tính sử-dụng-một-lần cũng sẽ giúp ích cho Bợm đôi chút cháu ạ.
“ Thế có khi nào nó thoát khỏi căn bệnh này không bác”, cậu bé ngoan hỏi, mắt nhòa lệ bởi dù không hiểu lắm, song cậu cũng mang máng nhận ra nỗi bất hạnh nào đó của Bợm qua lời bác Cô Đơn.
“Trường hợp này thì có thể cháu ạ”, bác Cô Đơn trả lời,“song với xắc suất rất hiếm, bởi chỉ khi nào chủ và bạn tình của Bợm tìm được đến đây, trong căn nhà này và đón Bợm về - mà điều này thì quả rất khó, bởi đơn giản, họ là những-người-sống-trong-thế-giới-khác, lúc đó tự nhiên Bợm sẽ hết bệnh. “ Bác ơi, thế vì sao họ sống trong thế giới khác mà Bợm lại phải tìm đến họ”, cậu bé ngoan lại hỏi ; “Cháu à, riêng điều này thì thú thực bác không hiểu lắm đâu. Theo bác, có lẽ khát- khao-tìm-đến-họ của Bợm có liên quan gì đó đến cái gọi là tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về. Mà cháu biết không, không giống với tự-do, vốn là khía cạnh tham chiếu lớn lao nhất của bác, tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về chỉ là những khía cạnh rất nhỏ nhoi thôi, thế nên sự bí ẩn của khả năng tìm-lại, vượt-qua và vượt-thoát của tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về chính là những gì bác hoàn toàn mù tịt. Thậm chí ngay cả nguyên nhân vì sao, mà rồi chủ và bạn tình của Bợm, những-người-sống-trong thế-giới-khác với Bợm, một ngày lại muốn tìm và tìm- được tới nhà bác đề rồi đón Bợm về, bác cũng mù tịt nốt. Mà thú thực cùng cháu, với bác, tất cả những gì rắc rối phi lý hay nhố nhăng nhất làm cho bác không- hiểu-nổi, bác đều quy hết cho tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về. Cũng y như một chủ vườn dưa chuột nọ, với hắn, bất cứ ai đi qua vườn dưa nhà hắn, mà chẳng may, đã từng cúi xuống, không cần biết đó là người-ngay, cúi xuống chỉ để buộc lại dây giày, hay một kẻ-gian, cúi xuống lúi húi chôn giấu đồ do cướp của giết người mà có, đều bị hắn quy cho là kẻ trộm dưa chuột"
Ngay lúc ấy, tiếng cười đùa khúc khích vang lên từ phòng trong của đôi trai gái nhiễm căn bệnh mà bác Cô Đơn nói, đã cắt ngang câu chuyện của hai bác cháu.
[đây là 1 truyện cũ, viết dang dở, chưa có cảm hứng viết tiếp :) ]
©Như Huy
Cậu bé ngoan vui sướng, bởi đây là lần đầu tiên cậu bé được ở nhà một mình, và cũng bởi, dù ở chung trong khu tập thể, cậu chưa bao giờ có dịp sang chơi nhà mấy người hàng xóm nọ
Bác Cô Đơn
Không ai biết quê quán của bác Cô Đơn ở đâu cả. Mọi người trong khu tập thể thấy bác ở đó từ lâu lắm-lâu có khi cũng bằng tuổi của cái bể nước tập thể đã lên rêu xanh kín từ bao lâu nay vẫn ở cuối hành lang. Bác có một nụ cười rất dịu dàng, bác nấu ăn rất ngon, nhà bác có nuôi một con chó tên là Bợm, mà thỉnh thoảng lúc vui, bác hay cho nó uống rượu. Mỗi lúc như thế nó lọang chọang trông rất yêu. Nhà bác lúc nào cũng đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung, đông nhất vẫn là những- người-đang-yêu.
Cô Buồn
Cô Buồn thoạt nhìn giống hệt bác cô đơn. Cũng dáng đi tất tả như vậy, cũng vẻ dịu dàng như vậy, cũng nấu ăn rất ngon. Món tủ của cô là những món ăn Ấn Độ, bởi, nghe đâu, cha mẹ cô là người gốc Ấn. Khách đến nhà cô ai cũng được cô thết món Kebab thịt trâu. Cô yêu thích thiên nhiên và có thói quen chiều chiều đi bộ quanh công viên gần nhà và rất niềm nở với mọi người cô gặp trên đường. Nhà cô cũng rất đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung đông nhất vẫn là những-người-đang-yêu
Chú Băn Khoăn
Chú Băn Khoăn là một người ái nam ái nữ. Chú thích son phấn, song lại đá bóng rất cừ. Chiều nào chú cũng đi ra sân vận động và khi về thường mệt nhoài mồ hôi. Chú rất yêu trẻ con, đặc biệt là những đứa trẻ ngoan. Chú hay làm đồ chơi cho tụi nó. Các đồ chơi chú làm đều tuyệt đẹp, chỉ có điều chúng luôn được làm bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ, và khi vỡ thì các mảnh thủy tinh sẽ đâm vào tay chân bọn trẻ.Thế nhưng chú cũng có 1 tủ thuốc lạ lùng mà bất cứ đứa trẻ nào bị thương bởi các món đồ chơi của chú, chỉ cần uống 1 viên thuốc từ tủ thuốc ấy, các vết thương đều lành ngay lập tức và lại tiếp tục vòi chú làm đồ chơi cho. Nhà chú cũng rất đông khách, và khách thì rất nhiều dạng, nhưng nói chung đông nhất vẫn là những-người-đang-yêu.
***
2. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé ngoan và bác Cô Đơn
Sau khi ba mẹ vừa đi khỏi, cậu bé ngoan ra khỏi nhà và sang ngay nhà bác Cô Đơn. Thật vừa may, bác Cô Đơn cũng mới đi chợ về mang theo cả một túi đồ. Điều kỳ lạ là, trong túi đồ của bác, tất cả mọi đồ vật được gói vào với nhau, không phải theo từng đôi giống nhau, mà mỗi thứ đều luôn bị cặp vào cùng một vật hoàn toàn khác. Bó hành được gói cùng một lọ dầu hỏa. Ba lạng thịt lợn bác mua để làm món thịt heo xào cà chua được gói cùng bó đinh đóng guốc. Chai nước mắm cốt bác đặt từ Quảng Ninh được gói cùng hộp Phomai đầu bò, Một đống dép cũ bác gom từ các gánh đồng nát về để đi trong nhà thì chiếc nào cũng đều lệch đôi, cho tới cả một tá bánh Donus bác mua để làm quà cho lũ trẻ, thì chiếc nào cũng được bọc tròn trĩnh trong một mảnh lá chuối khô. Thấy cậu bé ngoan sang chơi, bác cô đơn mừng lắm. Lục lọi trong túi một lúc, bác lấy ra một món quà tặng cậu. Đó là một chai rượu nhỏ được thiết kế vô cùng tinh xảo, nặng tới 40 độ cồn”.
+Sau đây là cuộc nói chuyện đầu tiên giữa cậu bé và bác Cô Đơn:
Cậu bé ngoan; Bác ơi, bác giảng cho cháu về tên của bác đi
Bác Cô Đơn; Tên của bác ư?, sao cháu lại hỏi bác thế?
Cậu bé ngoan; À, ấy là vì ba mẹ cháu từng bảo, khi thấy có điều gì mà mình chưa hiểu, chưa gặp bao giờ và làm mình e ngại, tốt nhất là mình gọi tên nó ra, và nếu có thể, tìm hiểu kỹ về cái tên ấy để rồi tìm cách đi cạnh nó mà không-e-ngại-nữa
Bác Cô Đơn cười nhẹ; Ồ, ba mẹ cháu thật là…thế bác hỏi nhé, vậy nếu cái điều-gì-làm- cháu-e-ngại-ấy có nhiều tên thì sao? hoặc giả, nó là một-điều-không-thể-đặt-tên thì sao nào? Vì cháu ạ, mỗi cái tên chỉ là một-quy-ước thôi cháu. Ngay khi cháu đặt tên cho một điều gì đó, cháu cũng đã đánh mất đi toàn bộ phần còn lại, phần mà một tên gọi không thể bao trùm hết. Và mỗi khi phần ấy tiếp tục tách ra như thể các tế bào nhân đôi vào vô tận, thì cháu lại sẽ phải bắt đầu một nỗ lực đặt tên mới, cứ mãi như thế, cháu sẽ đi đến đâu nào, cậu bé ngoan ?
Cậu bé ngoan ngẫm nghĩ một lát; Thế cháu phải làm gì bây giờ hở bác ?
Bác Cô Đơn; À, chỉ có một việc thôi cháu, đó là; Đừng e ngại nữa
Cậu bé; Làm thế nào đừng e ngại nữa được hở bác, khi mà thậm chí mình còn không thể gọi tên điều làm mình e ngại ?
Bác Cô Đơn; À, thì dẫu sao, cũng còn hơn việc cháu cứ phải đuổi theo tìm một lý do để không-e-ngại-nữa. Cháu biết không, nếu tiền đề của mọi e ngại luôn là những lý do, thì điều kiện tiên quyết của việc hết e ngại chính là; không-có-lý-do. Đó là một trạng thái thanh thoát nhất, không phải được hình thành bởi môt-hay-nhiều-đòn-bẩy-lý-do, mà bởi lúc đó, cháu đã bước vào một không gian khác-hẳn và rồi, bỗng chẳng còn nhớ nổi những gì đã từng làm cháu e ngại nữa
Cậu bé chưa hết băn khoăn; Thế trong lúc chưa vào được không gian ấy, thì khi e ngại, cháu có thể làm gì hở bác?
Bác Cô Đơn; À, lúc đó, tuyệt diệu và may mắn nhất là khi ta có một người bạn để chuyện trò, không phải để tìm cách đặt tên nỗi e ngại, mà tìm cách giúp nhau giữ mối dây liên hệ với bản thân và cơ thể. Cháu biết không ? bác luôn sẵn sàng làm một trong những người bạn như thế của mọi người, và cả của cháu đó. Chắc cháu đã thấy, nhà bác luôn đông khách. Đó cũng chính là những-người-đang-cảm-thấy-nỗi-e ngại–cháu-nói, những người chưa may mắn ở được trong không-gian-khác-hẳn bác nói. Còn nữa, điều thú vị nhất ở đây là, những người ấy không chỉ tới chơi với bác đâu, họ còn đến-tìm-nhau nữa đấy. Nhà bác luôn đủ rộng cho tất cả bọn họ.
...
Ngay khi bác Cô Đơn vừa nói dứt lời, bỗng có tiếng gõ cửa khẽ. Bác bảo với cậu bé; ”cháu cứ ngồi đấy chơi với con chó Bợm nhé, bác chắc rằng, hẳn đây là hai kẻ-đang-yêu vào giờ này vẫn thường đến tìm bác, để bác ra mở cửa cho họ vào”.
Cậu bé ngoan nhìn ra cửa, và thấy từ ngoài cửa bước vào một cặp trai gái trẻ. Có điều kỳ lạ là, dường như hai người này, dù đi cùng nhau, song không hề nhận ra sự hiện diện của nhau. Ánh mắt họ nhìn trượt qua nhau như thễ vào hư vô. Hành vi của họ, mỗi lúc phải xoay hướng vào nhau, như khi cùng cúi xuống cởi giày chẳng hạn, như thể là trước mặt họ chẳng hề có ai. Và rồi khi cả hai cùng lúc đưa tay ra bắt tay bác Cô Đơn, thì bàn tay họ trùm lên nhau và trùm luôn vào tay bác Cô Đơn, như thể mỗi người đều là những người duy nhất đối diện với bác Cô đơn trong gian phòng.
Bắt tay và đưa họ vào nhà xong, bác Cô Đơn quay qua nói với cậu bé: “ Cháu biết không, hai người này tìm tới bác, bởi chỉ mỗi khi tới với bác, họ mới có thể nhìn-được-thấy-nhau. Vấn đề của họ là họ bị một căn bệnh có tên là “nỗi-lạc-vĩnh-viễn”. Chỉ khi nào được bác đón tiếp trong chính căn nhà này, họ mới có thể dần-thấy-lại-được nhau. Song, như cháu thấy đó, bởi tính tạm bợ trong hành vi thấy-lại-được-nhau này của họ, thế nên, sau khi rời nhà bác, họ lại tiếp tục chìm vào cơn lạc-nhau-vĩnh-viễn.
“Thế có khi nào họ thoát khỏi căn bệnh này không bác”, cậu bé hỏi khẽ.
“Không đâu cháu, căn bệnh này cũng nan y như bệnh tiểu đường vậy, số phận họ không may mắn, bác e là họ sẽ phải cùng bác trị liệu suốt cuộc đời còn lại của họ thôi”, bác Cô Đơn trả lời. “ thế nhưng cháu biết không”, bác Cô Đơn nói tiếp, “ đôi khi bác cũng phải tiếp một số người và vật khác hẳn, như chính con chó Bợm đang gặm gặm tay cháu chẳng hạn. Chú chó này lại mắc một căn bệnh khác, mà không chỉ có chó thôi đâu cháu ạ, căn bệnh này rất nhiều người cũng mắc phải - bởi lẽ chúng ta, kể cả bác và cháu nữa cháu yêu, chẳng phải cũng là một loài vật và phải chịu đựng đủ các nỗi nguy hiểm và bất an của loài-chó, như bệnh tật, sự già nua, cơn đói và sự chết đó sao? Căn bệnh này của Bợm có tên là“Nỗi-lạc-trong-hội-ngộ”. Cháu đừng tưởng Bợm không có tên thật và không có chủ, thậm chí không có bạn tình. Xinh,oai và bợm như nó mà không ư?, nó có hết đó đấy cháu. Song chính căn bệnh “ Nỗi-lạc-trong-hội-ngộ” này của nó đã khiến nó, cứ mỗi lần gặp gỡ chủ hoặc bạn tình, nghe chủ hoặc bạn tình gọi tên thật của mình ra, hoặc khi được chủ và bạn tình âu yếm (dĩ nhiên bác phải nhấn mạnh là theo những cách cực-kỳ-khác-nhau), thì lại có một xung-lực-dã-man nào đó phá tan và làm rỗng toác buồng phổi của Bợm, quật Bợm ngã xuống và chìm thiếp đi với bốn móng xuôi quặt lại. Cứ mỗi lúc như thế, chỉ khi lần mò được về nhà bác, Bợm mới tìm lại được sự yên tĩnh và bình ổn. Lẽ dĩ nhiên, bác biết, đây không phải là một sự yên-tĩnh-và-bình-ổn vĩnh-hằng giống như sự chết, song, ý nghĩa, dù chỉ mang tính sử-dụng-một-lần cũng sẽ giúp ích cho Bợm đôi chút cháu ạ.
“ Thế có khi nào nó thoát khỏi căn bệnh này không bác”, cậu bé ngoan hỏi, mắt nhòa lệ bởi dù không hiểu lắm, song cậu cũng mang máng nhận ra nỗi bất hạnh nào đó của Bợm qua lời bác Cô Đơn.
“Trường hợp này thì có thể cháu ạ”, bác Cô Đơn trả lời,“song với xắc suất rất hiếm, bởi chỉ khi nào chủ và bạn tình của Bợm tìm được đến đây, trong căn nhà này và đón Bợm về - mà điều này thì quả rất khó, bởi đơn giản, họ là những-người-sống-trong-thế-giới-khác, lúc đó tự nhiên Bợm sẽ hết bệnh. “ Bác ơi, thế vì sao họ sống trong thế giới khác mà Bợm lại phải tìm đến họ”, cậu bé ngoan lại hỏi ; “Cháu à, riêng điều này thì thú thực bác không hiểu lắm đâu. Theo bác, có lẽ khát- khao-tìm-đến-họ của Bợm có liên quan gì đó đến cái gọi là tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về. Mà cháu biết không, không giống với tự-do, vốn là khía cạnh tham chiếu lớn lao nhất của bác, tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về chỉ là những khía cạnh rất nhỏ nhoi thôi, thế nên sự bí ẩn của khả năng tìm-lại, vượt-qua và vượt-thoát của tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về chính là những gì bác hoàn toàn mù tịt. Thậm chí ngay cả nguyên nhân vì sao, mà rồi chủ và bạn tình của Bợm, những-người-sống-trong thế-giới-khác với Bợm, một ngày lại muốn tìm và tìm- được tới nhà bác đề rồi đón Bợm về, bác cũng mù tịt nốt. Mà thú thực cùng cháu, với bác, tất cả những gì rắc rối phi lý hay nhố nhăng nhất làm cho bác không- hiểu-nổi, bác đều quy hết cho tình-yêu-thương và nhu-cầu-thuộc-về. Cũng y như một chủ vườn dưa chuột nọ, với hắn, bất cứ ai đi qua vườn dưa nhà hắn, mà chẳng may, đã từng cúi xuống, không cần biết đó là người-ngay, cúi xuống chỉ để buộc lại dây giày, hay một kẻ-gian, cúi xuống lúi húi chôn giấu đồ do cướp của giết người mà có, đều bị hắn quy cho là kẻ trộm dưa chuột"
Ngay lúc ấy, tiếng cười đùa khúc khích vang lên từ phòng trong của đôi trai gái nhiễm căn bệnh mà bác Cô Đơn nói, đã cắt ngang câu chuyện của hai bác cháu.
[đây là 1 truyện cũ, viết dang dở, chưa có cảm hứng viết tiếp :) ]
©Như Huy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)