Marina Abramobvic và Ulay là một đôi nghệ sĩ lừng danh của thế kỉ 20, tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn nói về nghệ thuật của họ (các bạn có thể google để biết thêm về họ ở mặt này).
Sau nhiều năm cộng tác nghệ thuật, và là bạn tình của nhau, đến một ngày, cả hai thấy không thể tiếp tục mối quan hệ. Trong một số cuộc phỏng vấn mỗi người đều đổ tại người kia không chung thuỷ. Tuy nhiên, theo tôi, lý do thực cho sự chấm dứt này có lẽ là bởi sau nhiều năm duy trì mối quan hệ vừa là bạn nghệ sĩ (chia sẻ ý tưởng) vừa là bạn tình ( chia sẻ cuộc sống), vừa hiện hữu trong không gian riêng tư ( như một đôi tình nhân ) vừa trong không gian công cộng (như một cặp nghệ sĩ nổi tiếng), cả hai đã quá mệt mỏi. Và thế là họ quyết định chia tay.
Địa điểm diễn ra khoảnh khắc chia tay của họ, được họ lựa chọn, là điểm giữa của vạn lí trường thành tại Trung Hoa. Cả hai quyết định mỗi người sẽ đi bộ từ một đầu của vạn lí trường thành, và sẽ gặp nhau ở điểm giữa của nó. Quãng đường mỗi người phải đi là khoảng 2500 km, và họ sẽ phải đi ròng rã trong khoảng 6 tháng. Ngay thời điểm gặp nhau sau quãng đường dài đó, cả hai sẽ chia tay nhau và không gặp lại.
Chính tại điểm này, khoảnh khắc chia tay của họ đã làm tôi nhớ đếnchương Corinthians 13 trong kinh thánh. Bản diễn dịch của tôi chương này có 1đoạn như sau:
“Tình yêu thương không đưa người ta kết bè cánh trong điều sai trái mà giúp họgặp nhau trong sự thật” (1)
“Tình yêu thương không đưa người ta kết bè cánh trong điều sai trái mà giúp họgặp nhau trong sự thật” (1)
Key words của đoạn này, theo tôi , là ở cụm “gặp-nhau-trong-sự-thật”.
Vậy thế nào là “gặp-nhau-trong-sự-thật”? và vì sao “gặp-nhau-trong-sự-thật”lại là một mệnh đề tương phải với “kết-bè-cánh-trong-điều-sai-trái”. Câu trả lời ở đây rất đơn giản.
Rất lắm khi, khoảnh khắc “gặp-nhau-trong-sự-thật” lại chính là khoảnh khắc chia ly. Tuy nhiên, sự chia ly này là một sự chia ly trong sángrõ, trong thấu hiểu, trong sự ý thức rằng điều gì đó đã hết, đã chấm dứt, và càng níu kéo, sẽ càng làm cho mọi chuyện bất hạnh thêm ở chỗ sự níu kéo đó sẽ biến việc không-chia-ly trở thành một dạng “kết-bè-cánh-trong-điều-sai-trái” .
Hiểu như vậy, ta sẽ thấy ra ở đây một mệnh đề có vẻ nghịch lí “ GẶP GỠ CHÍNH LÀ CHIA LY”.
Ta có thể hiểu mệnh đề nghịch lí này theo hai cách.
1- Nếu đó là một “gặp -gỡ-trong-sự-thật”, tức trongsự giác ngộ rằng điều gì đó đã hết, đã không còn, đã tàn hủy và không thể cứu vãn, thì sự chia ly tiếp theo sẽ là điều tất yếu. Chính vì lẽ đó, tất cả các bên trong cuộc chia ly, vào chính khoảnh khắc chia ly, sẽ gặp lại, hội ngộ được với sự thật của mình và của nhau. Sự chia ly này, do đó, cũng chính là hội ngộ, và cũng vì thế, sẽ đem lại bình yên.
2- Tuy nhiên, cũng có thể hiểu mệnh đề này theo cách rằng, nếu các bên, trong ý thức về sự chia ly tất yếu, vẫn muốn níu kéo, thìsự níu kéo này, dù cho có thể thành công, cũng lại đã trở thành một sự chia ly:sự chia ly khỏi sự thật, chia ly khỏi bản thân mình để vong thân cho điều gì đókhông phải là mình.
Nhìn từ góc độ này, ta sẽ thấy ý nghĩa của việc Marina Abramovic và Ulay, sau khoảng 6 tháng ròng rã đi bộ trên vạn lí trường thành, một biểu tượng của sự ngăn cách, để rồi vào đúng khoảnh khắc gặp nhau ở giữa bức tường thành vĩ đại đó, cả hai quyết định chia tay- là một biểu tượng vĩ đại cho hội ngộ, chứ không hề là một câu chuyện đơn giản về sự chia ly.
*
Sau cuộc “hội ngộ” đó (diễn ra vào năm 1988) khoảng 20 năm, từ tháng Ba đến tháng Năm năm 2010, Marina Abramovic khởi động 1 dự án mới của bà tại bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York có tên là “Nghệ sĩ vẫn trong hiện tại”. Suốt 736 giờ và 30 phút, nghệ sĩ ngồi yên trước một chiếc bàn và mời các công chúng lên ngồi đối diện với bà, và nhìn vào bà.
Điều mà Marina Abramovic không ngờ tới chính là việc, từ đận chia ly/hội ngộ trên vạn lý trường thành năm xưa, sau nhiều năm không gặp gỡ và liên lạc, Ulay đã bất ngờ xuất hiện…
Các bạn có thể xem video clip ngắn, song vô cùng súc tích, về toàn bộ câu chuyện này ở dưới đây
-----
1- có thể đọc toàn văn bản diễn dịch của tôi ở đây: